Gìn giữ, nhân rộng nghề dệt thổ cẩm truyền thống
2023-11-09T10:02:41+08:00
2023-11-09T10:02:41+08:00
//nhacainew88.me/van-hoa-xa-hoi/gin-giu-nhan-rong-nghe-det-tho-cam-truyen-thong-95.html
//nhacainew88.me/uploads/news/2023_11/image-20231109090511-2.jpeg
Nha Cai New88
//nhacainew88.me/uploads/logo.gif
Thứ năm - 09/11/2023 10:01
Theo thời gian, nhiều nét văn hóa của các dân tộc thiểu số đang dần mai một vì không có lực lượng kế cận tiếp nối các nghề truyền thống. Bảo tồn nghề truyền thống chính là giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa. Với tâm niệm đó, nhiều phụ nữ người S’tiêng ở xã Long Tân, huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước vẫn từng ngày miệt mài bên khung dệt, cố gắng để gìn giữ, phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống.
Về thôn 6, xã Long Tân vào những ngày cuối tuần, những phụ nữ S’tiêng ở nơi đây ngồi lại với nhau để dệt và chỉ dạy cho con, cháu duy trì nét văn hóa truyền thống của đồng bào mình. Với hơn 40 năm làm quen với khung dệt, bằng đôi tay khéo léo, sáng tạo bà Thị Liên (56 tuổi) vẫn duy trì dệt nhiều sản phẩm thổ cẩm tinh xảo. Từ sợi chỉ nhỏ, bà Thị Liên dệt thành những tấm thổ cẩm với màu sắc, hoa văn đẹp, vừa gìn giữ nét đẹp truyền thống vừa mang tính hiện đại. Hoa văn thổ cẩm trên bộ trang phục thể hiện sự khéo léo, tỉ mỉ, tinh tế của người phụ nữ trong gia đình.
Bà Thị Liên cho biết: Tôi học dệt thổ cẩm từ những người thế hệ trước, từ năm 20 tuổi tôi đã học dệt. Tôi biết và gìn giữ để không quên nghề dệt thổ cẩm của dân tộc từ xưa. Thổ cẩm này hay dung trong cưới hỏi, lễ hội. Sau này, tôi cố gắng chỉ dạy cho thế hệ trẻ để giữ nét truyền thống này.
Còn với chị Thị Ít (39 tuổi), dệt thổ cẩm đã trở thành món ăn tinh thần và muốn giữ gìn nét đẹp truyền thống của đồng bào S’tiêng. Chị sớm yêu thích chưa từng có suy nghĩ sẽ bỏ đam mê khung cửi dệt thổ cẩm thế hệ trước để lại. Chị Thị Ít cho biết, càng đam mê bao nhiêu, chị càng lo nghề dệt thổ cẩm của dân tộc mình sẽ bị mai một. Bởi vậy, chị luôn trăn trở, suy nghĩ tìm cách để bảo tồn, gìn giữ nét văn hóa truyền thống này.
Theo chị Thị Ít, việc tiêu thụ sản phẩm từ dệt thổ cẩm hiện nay còn gặp nhiều khó khăn. Sản phẩm dệt thổ cẩm của dân tộc S’tiêng chủ yếu được sử dụng trong các lễ cưới, hỏi hoặc các lễ hội văn hóa, ít được sử dụng trong cuộc sống hằng ngày nên phụ nữ khó có thể sống bằng nghề truyền thống. “Tôi muốn luôn luôn giữ được nét truyền thống này và cũng đang tiếp tục học hỏi các bà, các cô thế hệ trước để giữ gìn nét truyền thống dệt thổ cẩm của đồng bào mình. Bản thân tôi cũng luôn vận động chị em quay trở lại dệt, muốn nhân rộng, càng ngày càng có nhiều người trẻ gìn giữ nét văn hóa thổ cẩm bản sắc S’tiêng mình.”, chị Thị Ít cho biết.
Nhờ những người có tâm huyết và mong muốn giữ gìn nét đẹp của dân tộc như bà Liên, chị Ít mà đến nay thôn 6, xã Long Tân nhiều chị em bắt đầu quay lại với khung cửi. Hiện toàn thôn có đã có hơn 10 chị em thường xuyên gắn bó với khung cửi. Ông Đỗ Nhật Quang Phó Chủ tịch UBND xã Long Tân cho biết: “Thôn 6 có 290 hộ, trong đó 232 hộ là người đồng bào dân tộc thiểu số S’tiêng sinh sống. Trong đó, dệt thổ cẩm là một nét đẹp truyền thống người S’tiêng bản địa nơi đây. Hiện nay, sản phẩm dệt trong quá trình sử dụng, cũng như mua bán hàng hóa còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, để giữ lại nét truyền thống này, chúng tôi cũng tuyên truyền, vận động những người biết dệt thổ cẩm truyền lại những người chưa biết từ đó nét đẹp vẫn lưu giữ và ngày càng lan rộng.
Huyện Phú Riềng có 20 dân tộc thiểu số, với 12,6% số dân là người dân tộc thiểu số sinh sống. Để bảo tồn bản sắc văn hóa, giữ gìn nghề truyền thống của đồng bào, thời gian qua, huyện Phú Riềng luôn quan tâm đến việc hỗ trợ người dân phát triển nghề thủ công, lễ hội, trang phục, điệu múa, cồng, chiêng truyền thống. Từ đó, đã giúp khơi dậy tâm huyết trong đội ngũ nghệ nhân, con em người dân tộc thiểu số tham gia truyền dạy và bảo tồn những nét văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình.
Khôi phục, bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc S’tiêng là việc làm cần thiết, không chỉ đơn thuần mang lại thu nhập mà còn góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa độc đáo của người S’tiêng. Góp phần bảo tồn, phát huy những giá trị di sản văn hóa, truyền thống, tăng cường xây dựng đời sống văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Phú Riềng.
Nhiều người phụ nữ S’tiêng ở thôn 6, xã Long Tân vẫn duy trì và nhân rộng nét đẹp thổ cẩm đồng bào mình
Với hơn 40 năm gắn bó với khung dệt, bà Thị Liên dệt nhiều sản phẩm thổ cẩm đẹp, tinh xảo.